Dialogue

Vocabulary

Learn New Words FAST with this Lesson’s Vocab Review List

Get this lesson’s key vocab, their translations and pronunciations. Sign up for your Free Lifetime Account Now and get 7 Days of Premium Access including this feature.

Or sign up using Facebook
Already a Member?

Lesson Notes

Unlock In-Depth Explanations & Exclusive Takeaways with Printable Lesson Notes

Unlock Lesson Notes and Transcripts for every single lesson. Sign Up for a Free Lifetime Account and Get 7 Days of Premium Access.

Or sign up using Facebook
Already a Member?

Lesson Transcript

Phan Bội Châu
Phan Bội Châu là một trong những nhà tiên phong của phong trào quốc gia chủ nghĩa ở thế kỷ 20 của Việt Nam.
Ông được ghi nhận đã thành lập Hội Duy Tân, một tổ chức cách mạng có nhiều ảnh hưởng.
Ông sinh ra trong một gia đình nghèo năm 1867.
Mặc dù gia đình của ông ta không được giàu có cho lắm, rất nhiều người trong số họ là các trí thức dành thời gian cho việc nghiên cứu học tập, và Phan Bội Châu không phải là một ngoại lệ.
Ở đầu thế kỷ 20, Phan Bội Châu đã bắt đầu lập kế hoạch đánh đuổi Pháp ra khỏi Việt Nam.
Kế hoạch của ông ban đầu khá đơn giản, nhưng theo thời gian, ông bắt đầu nhận ra tình hình phức tạp hơn là ông tưởng.
Thông qua nghiên cứu của ông về những nhà triết học châu Âu như Darwin, Rousseau và Voltaire, ông bắt đầu tạo dựng các ý tưởng mới về việc giải phóng đất nước mình.
Ông cũng nghiên cứu các tác phẩm của những nhà Nho nổi tiếng Trung Quốc như Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu.
Dần dần ông gầy dựng sự ủng hộ cho phong trào chủ nghĩa quốc gia, lúc đầu từ cộng đồng trí thức và sau đó từ phía hoàng tộc.
Ông cũng liên kết với phong trào Cần Vương, lúc đó đã gần tan rã sau nhiều phen thất bại để giành lại tự do từ tay người Pháp vào thế kỷ 19.
Cuối cùng Phan Bội Châu được cử đi Nhật Bản để yêu cầu sự trợ giúp của chính quyền Nhật Bản chống lại người Pháp.
Tuy nhiên, người Nhật đã từ chối giúp đỡ vì họ đã ký hiệp ước với Pháp.
Sau nhiều lần kêu gọi sự giúp đỡ của Nhật, ban đầu là tiền bạc và sau là vũ khí, ông đã bị trục xuất.
Ông tiếp tục các hoạt động ủng hộ Việt Nam tự do và đã bị chính quyền Pháp bắt giữ.
Các cuộc biểu tình phản đối nổ ra khắp nơi dẫn đến việc bản án của ông được giảm xuống quản thúc tại nhà.
Ông qua đời năm 1940, một tháng sau khi Nhật Bản xâm lược Bắc Việt Nam.

Comments

Hide