Dialogue

Vocabulary

Learn New Words FAST with this Lesson’s Vocab Review List

Get this lesson’s key vocab, their translations and pronunciations. Sign up for your Free Lifetime Account Now and get 7 Days of Premium Access including this feature.

Or sign up using Facebook
Already a Member?

Lesson Transcript

Xin chào, tôi là Huyền.
Ngày Ông Táo được tổ chức vào 23 tháng Chạp theo lịch âm. Các gia đình sẽ làm cỗ cúng ba vị thần bếp để tiễn họ về trời.
Trong bài học này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về câu chuyện Ông Táo và phong tục cúng lễ này của người dân Việt Nam nhé!
Vật tượng trưng cho sự đoàn kết và ấm cùng trong bếp của người Việt xưa là vật gì?
Chúng tôi sẽ cho bạn biết đáp án vào phần cuối video này.
Người Việt Nam có một tục cổ truyền đó là cúng Ông Táo vào ngày hai ba tháng Chạp âm lịch. Theo truyện xưa truyền lại thì cứ đến ngày này, ông Táo lại cưỡi cá chép để bay về trời để trình với Ngọc Hoàng vềcác hoạt động trong một năm qua của mỗi gia đình. Người Việt cũng tin rằng, sau khi báo cáo hết mọi chuyện thì Táo quân sẽ trở lại trần gian tiếp tục coi sóc bếp cho các gia đình.
Theo quan niệm từ xưa, nơi các Táo quân ở quanh năm chính là căn bếp và bếp lửa là nơi gia đình quây quần để nói về những họat động trong ngày. Chính vì vây, Táo quân sẽ biết rất rõ tất cả mọi chuyện tốt xấu của mỗi gia đình. Phần lễ cúng thường có:: cá chép, ba bộ áo mũ bằng giấy dành cho hai Táo ông và Táo bà. Trong đó, mũ của Táo có cánh chuồn còn của Bà táo thì lại không có.
Các gia đình thường làm lễ cúng trước mười hai giờ trưa, đợi thắp đủ ít nhất một tuần hương rồi sau đó sẽ hạ mâm cỗ và hóa vàng. Ba bộ mũ áo, hia hài cùng tiền vàng bằng giấy của Táo quân sẽ được đem đốt vì theo quan niệm tín ngưỡng, đây là cách gửi lễ vật cho người đã khuất và các vị thần thánh.
Một số gia đình dâng cá chép giấy và đốt nhưng cũng có nhà lại cúng cá sống. Sau đó, họ đem thả xuống khu vực sông, hồ gần nơi ở để các Táo bay lên thiên đình gặp Ngọc Hoàng.
Và bây giờ tôi sẽ cho bạn biết đáp án của câu đố đã nêu ra lúc trước.
Vật tượng trưng cho sự đoàn kết và ấm cùng trong bếp của người Việt xưa là vật gì?
Đó là chiếc kiềng ba chân, tượng trưng cho sự vững chắc và là vật không thể thiếu trong căn bếp người cổ xưa. Và theo truyện xưa kể lại thì Táo quân là biểu tượng cho mối chân tình giữa 2 người đàn ông và 1 người phụ nữ.
Bài học này thế nào? Các bạn đã học được nhiều điều thú vị chứ?
Ở đất nước của bạn có quan niệm tương tự về táo quân như ở Việt Nam không?
Hãy để lại ý kiến cho chúng tôi tại Vietnamesepod101.com. Hẹn gặp lại các bạn vào bài học tiếp theo nhé!

Comments

Hide